Với khí hậu nhiệt đới và sự phong phú của trái cây, Việt Nam là một thiên đường của các loại hoa quả. Trong đó, thùng carton đựng chuối cũng là loại trái cây có tỷ trọng xuất khẩu khá cao trong năm 2023.
Chuối là dòng trái cây rất được ưa chuộng tại thị trường Hàn Quốc, Nhật bản, Dubai, Châu Âu,…. Chuối là loại trái cây dễ trồng và mang lại hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Ước tính có trên 100.000 ha diện tích đất trồng tại Việt Nam. Chiếm 19% diện tích cây ăn quả và cho ra sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn/ năm ( Theo ghi nhận của Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại – Bộ Công Thương (VITIC) năm 2019 ).
Do đó, việc giao thương nội địa và xuất khẩu cho loại hoa quả này ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, chuối là loại hàng hóa dễ bị hư hỏng và dập nát, do đó cần phải đóng gói phù hợp để đảm bảo chất lượng. Để có thể làm được điều đó trong quá trình vận chuyển, chuối cần phải được đóng gói và bảo quản trong thùng carton đạt chuẩn.
Nội dung
Tiêu chuẩn lựa chọn thùng carton đóng gói chuối
Đặc thù của chuối là dễ hư, dập trong quá trình vận chuyển. Do đó ABOX – Hộp giấy giá rẻ đã đề ra một số tiêu chuẩn thùng carton đóng chuối xuất khẩu như sau:
- Thùng carton 5 / 7 lớp cứng, dày có khả năng chịu đựng được cân nặng từ 10-15kg.
- Thùng phải khô, sạch.
- Không bị mốc, mọt, hay gặm nhắm từ các loại côn trùng.
- Thùng carton phải được bế, đục lỗ thoáng khí để tránh tình trạng bị ẩm mốc sản phẩm bên trong.
- Có thể bọc màng chống thấm bên trong và ngoài bao bì carton. Hạn chế sự hút ẩm của giấy carton ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Đối với chuối tươi xuất khẩu phải được dán nhãn trước khi đóng gói vào thùng carton.
- Đảm bảo chịu được nhiệt độ lạnh theo yêu cầu của từng quốc gia nhập khẩu.
- Thùng carton phải được in ký mã hiệu ở mặt ngoài theo quy định của Chính Phủ.
Điều kiện bảo quản chuối xuất khẩu
1.Nhiệt độ bảo quản:
Sau khi thu hoạch, nếu bảo quản chuối ở nhiệt độ thường thì chuối sẽ hỏng 7 – 10 ngày. Nếu muốn xuất khẩu chuối thì sau khi thu hoạch cần phải xử lý và bảo quản chuối trong phòng lạnh. Nhiệt độ lí tưởng để bảo quản chuối tốt nhất là 12-14 độ C.
2.Độ ẩm:
Chuối nên được bảo quản ở nhiệt độ tương đối từ 70 – 85%. Khi điều chỉnh độ ẩm cũng không thể vượt quá 2 – 3% so với tiêu chuẩn.
3.Về đóng gói sản phẩm:
Khâu đóng gói và bảo quản rất quan trọng nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn chuối xuất khẩu nghiêm ngặt ở quốc tế. Chuối sẽ được đặt trong các túi polyetylen dày 0,4mm, trong đó hàm lượng carbon dioxide (CO2) được nâng lên 5% và hàm lượng oxy (O2) giảm xuống 2%.
Các công nghệ thường dùng để in thùng carton đóng chuối xuất khẩu
Tùy vào từng mặt hàng và thị trường xuất khẩu sẽ lựa chọn kiểu in ấn cho phù hợp. Dưới đây là 3 kiểu in thông dụng nhất mà ABOX – Hộp giấy giá rẻ muốn giới thiệu đến bạn:
1.Công nghệ in flexo:
Flexo là một công nghệ in tự động sử dụng khuôn in để in trực tiếp lên bề mặt sản phẩm. Các khuôn in được tạo ra từ các bản in nổi bằng Photopolymer hoặc kim loại.
Các khuôn in được gắn vào trục quay trên máy in, mực được đưa vào cuộn và truyền vào các khuôn in thông qua một bộ phận truyền tự động. Khi sản phẩm đi qua máy in, các khuôn in sẽ in trực tiếp các hình ảnh thiết kế lên bề mặt sản phẩm.
Ưu điểm:
- Tốc độ in nhanh và hiệu quả
- Mực khô nhanh và không lem màu
- Có thể in trên nhiều loại chất liệu
- Độ bền cao
- Chi phí thấp
Nhược điểm:
- Độ phân giải thấp
- Khó khắc phục lỗi
- Chi phí đầu tư ban đầu cao
- Chỉ thích hợp cho việc in công nghiệp với số lượng lớn.
2.Công nghệ in flexo proscess:
In flexo process cũng tương tự như in flexo nhưng khác một điểm là công nghệ này sử dụng khuôn in linh hoạt để chuyển mực vào vật liệu, tạo ra hình ảnh in chính xác và sắc nét hơn.
Các khuôn in linh hoạt trong Flexo Process được tạo ra từ các vật liệu như cao su, polyme hoặc photopolymer. Và khuôn in này được chạm trổ hoặc làm mờ để tạo ra hình ảnh in mong muốn. Flexo Process là một công nghệ in nhanh và linh hoạt, thường được sử dụng để in trên bề mặt các vật liệu như giấy, băng keo, và các vật liệu mềm khác.
Ưu điểm:
- Tốc độ in nhanh
- Sắc nét và độ chính xác hình ảnh cao hơn Flexo
- Tính linh hoạt có thể in trên các bề mặt chất liệu khác nhau.
- Khả năng in màu sắc đa dạng hơn Flexo
- Độ bền của sản phẩm được cải thiện, có khả năng chống thấm nước, chống bong tróc và chống mài mòn.
Nhược điểm:
- Chi phí sản xuất cao hơn so với công nghệ in Flexo.
- Sản lượng in ấn thấp hơn do quá trình sản xuất phức tạp và chậm hơn.
- Thời gian sản xuất lâu hơn so với công nghệ in Flexo.
3.Công nghệ in offset:
In offset là một phương phán in ấn được sử dụng rộng rãi tại các nhà in chuyên nghiệp để sản xuất các loại bao bì, tài liệu như thùng giấy, tạp chí, tờ rơi,…
In offset là một công nghệ in sử dụng lực ép của các tấm offset (tấm cao su) để in lên mẫu giấy theo yêu cầu sau khi các hình ảnh dính mực đã ép lên tấm offset trước đó tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh.
Ưu điểm:
- Chất lượng in cao
- In được trên nhiều loại chất liệu
- In nhanh
- Khả năng tái sử dụng
Nhược điểm :
- Chi phí thiết kế ban đầu cao
- Số lượng đơn hàng với số lượng lớn
- Thời gian chuẩn bị lâu
- Yêu cầu kỹ thuật cao
Để biết thêm thông tin về các sản phẩm khác tại ABOX. Khách hàng có thể truy cập tại đây.